U não là một căn bệnh nguy hiểm gây tử vong cao nhất đối với trẻ em. Để phòng tránh và phát hiện kịp thời, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân u não ở trẻ em và các dấu hiệu nhận biết.
Hiện nay, u não chiếm khoảng ¼ tổng số ca ung thư ở trẻ em Việt Nam (dựa theo thống kê của viện Nhi Trung ương). Tỷ lệ trẻ mắc bệnh chiếm khoảng 60%, bé càng nhỏ thì tỷ lệ tử vong vì u não càng cao, đặc biệt là nhóm u ác tính.
Theo các chuyên gia, đây là một trong những căn bệnh u ác tính xuất hiện do các tế bào thần kinh phát triển bất thường. Bệnh chia làm 2 loại. Thứ nhất là u não nguyên phát (bệnh do khối u phát sinh từ các tế bào não). Tỷ lệ bé mắc loại u não này là 2 – 3/100000. Thứ hai là u não thứ phát (bệnh do các tế bào ung thư ở các cơ quan khác trong cơ thể lây lan tới não). Tỷ lệ trẻ mắc u não thứ phát cao hơn u não nguyên phát.
Ngoài ra, u não cũng tiến triển từ lành tính đến ác tính nên cần phải tìm hiểu nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh u não để phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước khi căn bệnh tiến vào giai đoạn ác tính thì mức độ tử vong là rất cao.

Nguyên nhân trẻ bị u não
Nguyên nhân u não ở trẻ em chưa được xác định chính xác nhưng dựa trên kết quả nghiên cứu từ các ca bệnh, các chuyên gia đã phát hiện ra một số yếu tố có khả năng biến đổi tế bào trong não thành khối u. Đó chính là sự tăng trưởng thể dịch và tăng trưởng biểu mô kích thích sự tổng hợp AND khiến các tế não biến đổi thành các khối u.
Mặt khác, một số thay đổi bất thường trong cơ thể cũng liên quan đến nguyên nhân u não ở trẻ em như: mất đoạn gen ở cánh ngắn nhiễm sắc thể 10,11,17 ( u não nguyên tủy); mất đoạn nhiễm sắc thể 22 ( u tế bào thần kinh thính giác); mất đoạn gen ở cánh ngắn nhiễm sắc thể 1,19 ( u tế bào thân kinh đệm ít nhánh).
Ngoài những căn nguyên được tìm hiểu từ bên trong, các nhà khoa học cũng tìm ra một số yếu tố được xem là tác nhân làm tăng nguyên nhân trẻ bị u não.
Hội chứng di truyền
Trẻ bị mắc hội chứng di truyền hiếm như Li – Fraumeni, Turcot, Neurofibromatosis, Hippel – Lindau, ung thư biểu mô tế bào đáy Nevoid,… thì sẽ có nguy cơ bị u não cao hơn trẻ bình thường. Trong đó, Turcot và Neurofibromatosis là hai hội chứng phổ biến nhất gây ra trẻ bị căn bệnh này.
Turcot là tình trạng các tế bào thay đổi bất thường. Các tế bào đó gọi là polyp và nó có thể từ lành tính biến thành ác tính. Nên khi biến thành polyp ác tính, chúng sẽ lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể, đặc biệt là não. Vì vậy mà trẻ có hội chứng Turcot thường bị mặc u này.
Neurofibromatosis ( còn được gọi là u sợi thần kinh) là bệnh di truyền liên quan đến rối loạn thần kinh, có ảnh hưởng rất lớn đến tủy sống, dây thần kinh, da và não. Khối u phát triển dọc theo dây thần kinh của cơ thể hoặc trên dưới da.
Từ trường
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ không nên sử dụng thường xuyên tai nghe hoặc tiếp xúc gần quá lâu với các thiết bị di động bởi năng lượng từ trường phát ra từ chúng sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh khối u trong não.
Bức xạ ion
Các chuyên gia y sĩ cho biết một số trường hợp trẻ từng điều trị não bằng bức xạ ion ( kể cả chụp X – quang) có thể là nguyên nhân u não ở trẻ em.
Nhiễm virus hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng
Một trong những nguyên nhân trẻ bị u não còn được các nhà nghiên cứu phát hiện là khi thấy sự xuất hiện của một loại virus tên là Cytomegalovirus (CMV) trong mô khối u não.
Động kinh hoặc chấn thương vùng đầu
Nếu trẻ bị động kinh hoặc đã từng bị tổn thương vùng đầu nghiêm trọng thì rất có thể sẽ phát sinh khối u từ đó dẫn tới nguy cơ mắc bệnh này.
Di căn từ khối u khác
Các tế bào ung thư khác trong cơ thể nếu chuyển sang ác tính khi di căn có thể gây ra các khối u lên não.
Tiền sử gia đình
Trẻ có nguy cơ mắc căn bệnh này nếu có người thân cận huyết thống đã từng bị u não. Do vậy khi thấy biểu hiện lạ nào như đau đầu nghiêm trọng nhiều lần, gặp vấn đề về thị lực, cảm thấy buồn nôn, tính cách thất thường,… thì hãy đi khám để chẩn đoán chính xác và ngăn chặn sớm.
Dấu hiệu u não ở trẻ em
Thông thường khi bị u não sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều hội chứng và các rối loạn, do chức năng từng vùng ở não bị ảnh hưởng nên biểu hiện cũng khác nhau.
Co giật
Bất kể bé bị loại u não nào thì biểu hiện dễ nhận biết đó là triệu chứng co giật. Sự chèn ép của khối u lên tế bào thần kinh nên tình trạng cơ thể đôi khi bị co giật toàn thân, hoặc ở một số các chi, phần cơ mặt.
Đau đầu
Bé sẽ có hội chứng tăng áp lực trong sọ dẫn tới tình trạng đau đầu nghiêm trọng với tần suất cao, hay đau sau gáy, kèm theo đó là mệt mỏi, cảm giác không nhấc nổi đầu ( do triệu chứng đầu phồng to), da đầu nổi mạch máu.
Buồn nôn
Một trong các dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn là buồn nôn. Nếu mắc bệnh này, trẻ sẽ nôn nhiều và liên tục, thường nôn vào buổi sáng, dạ dày khó chịu nhưng không rõ nguyên nhân.
Khó điều khiển các cơ
Khi bị khối u chèn ép tiểu não, hành não, thân não và cầu não, trẻ khó quay cổ, không đứng vững, khó di chuyển, mất thăng bằng,…Ngoài ra nếu bệnh nặng hơn, trẻ gặp khó khăn khi nói ( nói ngọng, nói lắp, phát âm không rõ), khi nuốt hoặc diễn đạt cảm xúc bằng cơ mặt.
Mất tập trung
Nếu bị u não, trẻ chắc chắn bị suy giảm trí nhớ vì bị khối u chèn ép, dẫn tới tình trạng khó tập trung học tập, hay quên, khó ghi nhớ sự vật, hiện tượng. Thậm chí mất định hướng, hay lơ mơ.
Giảm thị lực
Khối u có thể ảnh hưởng đến thần kinh thị giác gây ra các vấn đề như: lác mắt, nhìn không rõ, bán manh, đã đeo kính nhưng thị lực vẫn yếu đi. Hoặc nhìn đôi ( nhìn một thành hai vật)
Dễ bị kích thích, quá nhạy cảm
Dấu hiệu u não ở trẻ mà khiến nhiều cha mẹ tưởng nhầm là con đang cáu kỉnh đó là tính cách của bé trở nên trầm mặc hoặc dễ cáu giận, dữ dằn, hay khóc, chỉ cần tác động nhỏ cũng khiến trẻ trở nên bối rối, bị kích thích.
Thính giác kém
Bởi khối u chèn ép dây thần kinh khu trú số 8 nên dẫn tới các biểu hiện như ù tai, nghe kém một bên hoặc cả hai bên tai.
Ngoài ra, dấu hiệu nhận biết trẻ bị u não còn thông qua các biểu hiện như chậm tăng cân, không tăng chiều cao, dậy thì sớm ( tầm 6 -7 tuổi), mệt mỏi, hay ngủ gà ngủ gật,…
Tóm lại, dấu hiệu u não ở trẻ em đôi khi dễ bị nhầm lẫn với những bệnh liên quan về não khác. Nhưng để tránh việc phát hiện muộn gây đe dọa đến tính mạng con nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý khi thấy trẻ thường xuyên có các dấu hiệu trên, đặc biệt là đau đầu, buồn nôn, bước đi loạng choạng, nhìn không rõ, tính tình lúc trầm lúc nóng, không tăng cân, chiều cao hoặc mất tập trung khi học, nói ngọng, nói lắp, phát âm không rõ. Dựa trên các dấu hiệu nhận biết trên, nếu thấy nghi ngờ u não hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chẩn đoán, xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.