Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc về đêm hay vặn mình

Mặc dù biết trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc về đêm hay vặn mình là một biểu hiện sinh lý bình thường nhưng bất kỳ phụ huynh nào cũng lo lắng và muốn tìm ra nguyên nhân để phòng tránh cho con.

Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình

Thông thường bé sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay vặn mình thường biểu hiện rõ ở tầm 5 – 6 tuần tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ nhưng có thể kể đến một số lý do thường gặp sau:

  

Do đói khiến trẻ ngủ không sâu giấc về đêm

Dạ dày của bé sơ sinh nhỏ nên khoảng cách giữa các bữa ăn là từ 2 – 3 tiếng. Cho nên về đêm nếu bụng trẻ đói thì sẽ mất ngủ ngủ không sâu giấc, trở mình và khóc quấy. Thế nên khi thấy hiện tượng bé rầm rì chuẩn bị khóc thì hãy cho bé ăn.

Do chỗ ngủ có vấn đề gây ảnh hưởng giấc ngủ

Giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu chỗ ngủ gặp vấn đề. Chẳng hạn, nệm, gối quá cứng, phòng ngủ không thoáng mát, oi bức, ánh sáng mạnh, hay vì đắp quá nhiều chăn bên cạnh dẫn tới bé nóng, toát mồ hôi làm quần áo ẩm ướt, hoặc bỉm ướt nhẹp,… đây chính là nguyên nhân mất ngủ ở trẻ phổ biến nhất khiến bé cảm thấy khó chịu nên rất khó để ngủ ngon và không vặn mình.

Do tiếng ồn lớn khiến trẻ ngủ không sâu giấc

Vì mới sinh ra không lâu nên bé không có cảm giác an toàn đối với môi trường bên ngoài bụng mẹ nên rất dễ bị kích thích. Chính vì vậy, nếu nhà bạn ở gần toa tàu, hay mặt đường có dòng xe cộ qua lại thì sẽ rất ồn ào, hoặc để âm thanh thiết bị khác lớn hoặc trò chuyện to tiếng thì sẽ gây gián đoạn giấc ngủ của bé.

Do thiếu kẽm ảnh hưởng đến giấc ngủ

Kẽm là một chất có tác động đến 200 enzym của cơ thể, có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của thần kinh trung ương như giúp ổn định giấc ngủ ở trẻ. Cho nên những bé bị thiếu kẽm thường sẽ mất ngủ ngủ không sâu giấc về ban đêm, trằn trọc, hay trở mình, thậm chí khóc quấy khóc liên tục.

Nhu cầu kẽm ở trẻ sơ sinh thay đổi theo tuổi và trạng thái sinh lý. Bé dưới 1 tuổi cần 5mg kẽm/ngày còn khi trẻ hơn 1 tuổi thì khoảng 10mg kẽm/ngày. Do đó, các mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua các thực phẩm như lươn, hàu, gan lợn, sữa , thịt bò, tôm đồng, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt dầu.

Do bị bệnh gây cảm giác khó chịu

Khi trẻ bị bệnh (cảm cúm, cảm lạnh, sổ mũi, côn trùng cắn…), cơ thể sẽ rất yếu, cảm giác trong người cũng bứt rứt, khó chịu nên về đêm rất khó đi vào giấc ngủ, hay vặn mình. Đây là nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ và chỉ cần một tác động bên ngoài nhỏ rất khó để ngủ sâu giấc.

Do những sai lầm trong cách chăm giấc ngủ của con

Qua khảo sát, nhiều bà mẹ không biết có một số thói quen tưởng như vô hại của mình lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của con nhỏ. Sau đây là những sai lầm các bậc phụ huynh nên tránh để con không bị mất ngủ, khó ngủ, hay vặn mình.

Không thống nhất giờ ngủ cho con

Nhiều bà mẹ nghĩ rằng con nhỏ ngủ được là tốt, nên thấy bé buồn ngủ thì cho ngủ, ngủ lúc nào cũng được. Theo nhiều chuyên gia, điều này rất bất lợi cho sự phát triển của bé. Bởi bé ngủ đúng giờ đúng giấc thì chu kỳ hormone điều tiết ngày và đêm mới diễn ra bình thường giúp cân bằng trạng thái cho trái tim và tâm trí của bé. Còn nếu lịch trình ngủ thay đổi thất thường ( ngủ quá sớm, quá trễ, ngủ bất cứ lúc nào,…) thi sẽ khiến bé mệt mỏi và dẫn tới tình trạng bé ngủ ngày không sâu giấc và mất ngủ vào đêm.

Bế và đung đưa để ru bé ngủ

Thói quen bế, đung đưa bé trên võng hoặc tay để ru ngủ cần được thay đổi ngay từ bây giờ. Vì nếu làm như vậy thường xuyên, trẻ sẽ phụ thuộc vào vòng tay của mẹ. Nên khi đặt bé lên giường, bé sẽ giật mình, khóc toáng, thức giấc giữa chừng, khó dỗ.

Ngoài ra, những điều như: ép bé ngủ, đặt bạ đâu ngủ đó, bỏ qua dấu hiệu bé muốn ngủ, quá phụ thuộc vào mẹ, bật đèn sáng khi bé ngủ, cho bé ăn vào đêm trước khi ngủ, không cho bé thư giãn trước khi ngủ,…Các mẹ cần khắc phục các thói quen sai lầm này để tránh trẻ ngủ không sâu giấc về đêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *