Tìm hiểu nguyên nhân tại vì sao bé ngủ không ngon giấc hay giật mình vào ban đêm? Đây cũng là mối lo của các bậc phụ huynh khi chăm con vào ban đêm. Hiểu rõ nguyên nhân vấn đề sẽ giúp các bà mẹ có những giải pháp hiệu quả giúp con ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Nhu cầu ngủ của mỗi đứa trẻ là khác nhau nhưng hầu hết bé nào cũng sẽ trải qua giai đoạn khó ngủ hoặc giật mình tỉnh giấc vào ban đêm. Bé ngủ không ngon giấc có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, các mẹ bỉm sữa có thể dựa vào những nguyên nhân chính sau để phán đoán, từ đó biết cách cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bé.
Chip chắn bức xạ điện từ WaveEX giúp bảo vệ ngăn chặn sóng wifi, điện thoại khiến bé mất ngủ, gắt về ban đêm. Ngoài ra bạn có thể tham khảo các nguyên nhân dưới đây để biết bé ngủ không ngon giấc vào ban đêm và có biện pháp khắc phục.
Đói hoặc bỉm ướt dẫn đến ngủ không ngon giấc
Đói hoặc bỉm ướt là nguyên nhân dễ nhận biết nhất tại sao bé ngủ không ngon giấc. Trong trường hợp này, các mẹ chỉ cần thỏa mãn cơn đói của trẻ hoặc thay một chiếc tã lót mới nhẹ nhàng thì bé có thể tiếp tục ngủ ngon.
Tiếng ồn quá lớn làm cho bé ngủ không ngon giấc
Sau khi lọt lòng mẹ, bé sẽ có cảm giác không an toàn và chưa kịp thích nghi với những tiếng ồn (tiếng chuông điện thoại, tiếng mở cửa, tiếng nhạc, tiếng chó sủa,…). Cho nên trẻ xảy ra phản xạ giật mình vào đêm giống như một bản năng cơ bản để bảo vệ bản thân trước các tiếng động đột ngột.
Mọc răng đau khiến cho bé hay gắt ngủ không ngon giấc vào ban đêm
Bé ngủ không ngon giấc hay giật mình vào ban đêm cũng có thể do mọc răng, đặc biệt là sự xuất hiện của chiếc răng đầu tiên. Mọc răng khiến trẻ trở nên khó chịu, khó đi vào giấc ngủ sâu. Vì vậy, nếu thấy bé trằn trọc hãy thử kiểm tra xem bé có dấu hiệu mọc răng hay không.
Do bệnh tật
Khi bị bệnh gồm viêm họng, viêm đường hô hấp, giun đũa, giun kim, suy dinh dưỡng, hoặc côn trùng cắn gây bứt rứt trong người, bé sẽ rất khó ngủ và quấy khóc. Vì vậy, cha mẹ cần đưa con đi khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Ham vận động
Các chuyên gia bác sĩ đã chỉ ra bé ngủ không ngon giấc vào ban đêm vì học được điều gì đó mới thú vị từ cuộc sống ban ngày. Các bé rất hiếu động, thích vận động mọi lúc nơi từ tập bò, tập đi hay “đam mê” tập bi bô nói. Thực hành nhiều các kỹ năng này dẫn đến ngủ mơ nói, giật mình giữa đêm.
Tuần khủng hoảng
Tuần khủng hoảng hay còn có tên tiếng anh là Wonder Week (ww) là giai đoạn bé có bước nhảy vọt về phát triển các kỹ năng vận động và trí não. Trong giai đoạn này, các hiện tượng bé quấy khóc, cáu kỉnh, chập chờn khó ngủ, ngủ không sâu giấc là điều dễ hiểu. Những tuần khủng hoảng này có thể kéo dài nhiều tuần và thường gặp ở các bé từ 13 – 17 tháng tuổi.
Các thiết bị điện tử như điện thoại, wifi khiến bé ngủ không ngon giấc
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các thiết bị điện tử đang “đánh cắp” giấc ngủ của trẻ. Các ánh sáng xanh mà mắt thường ta không nhìn thấy phát ra từ điện thoại di động, laptop, ipad, bộ phát sóng wifi,… có khả năng ức chế hormone gây buồn ngủ, thay đổi đồng hồ sinh học trong cơ thể. Do đó, khiến bé ngủ không ngon giấc hay giật mình vào ban đêm.
Để giải quyết vấn đề này, các mẹ nên bỏ các đồ dùng đó ra khỏi phòng ngủ của trẻ hoặc có thể sử dụng miếng dán điện thoại giúp chắn bức xạ điện từ WaveEX. Đây là sản phẩm công nghệ tích hợp 7 lớp duy nhất trên thế giới có khả năng bảo vệ cơ thể con người không bị căng thẳng, rối loạn giấc ngủ trước các tác động của thiết bị di động, những tác hại của sóng wifi gây ra. Do khi ngủ từ trường xung quanh chúng ta sẽ được cân bằng nhờ chip WaveEX tạo ra một từ trường tự nhiên tương thích với tần số sinh học của cơ thể.
Ngoài những nguyên nhân trên, bé ngủ không ngon giấc vào ban đêm còn do những sai lầm phụ huynh thường mắc phải như tạo nhiều trò chơi kích kích con trước giờ ngủ, chiều chuộng nhu cầu ngủ của trẻ, cho con nhiều cữ sữa buổi tối,…Vì vậy, để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cũng như sự phát triển thể chất của trẻ sau này, các ông bố bà mẹ cần thay đổi lại những thói quen đó.