Căng thẳng là gì? Nguyên nhân gây căng thẳng stress từ đâu?

Tìm hiểu căng thẳng là gì và các nguyên nhân gây căng thẳng stress từ đâu? Dưới đây là thống kê các nguyên nhân căng thẳng đặc biệt là đối với dân văn phòng. 

Căng thẳng đã trở thành một phần của cuộc sống hiện đại và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Vậy căng thẳng là gì? Nguyên nhân do đâu, liệu các thiết bị thông minh dẫn tới căng thẳng?  

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2017, có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng.

Căng thẳng là gì?

Căng thẳng, trong tiếng Anh là Stress, gốc là từ tiếng Latinh stringere nghĩa là “kéo căng”. Ở người, căng thẳng thường được mô tả là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó.

Theo tâm lý học giải thích thì đây là một cảm giác căng thẳng và dồn ép. Áp lực với cường độ thấp có thể là một điều tốt và thậm chí có lợi ích trong công việc và sức khỏe. Tuy nhiên với một lượng áp lực quá nhiều có thể dẫn đến nhiều vấn đề đối với cơ thể và điều đó có thể cực kì có hại.

Căng thẳng bắt nguồn từ đâu?

Căng thẳng bắt nguồn có thể từ bên ngoài và liên quan đến môi trường sống, tuy nhiên nó cũng có thể được tạo ra từ sự nhìn nhận sinh bản thân dẫn đến lo âu hay các cảm xúc tiêu cực khác như dồn ép, không thoải mái quanh một tình huống mà sau đó họ sẽ cho là sự kiện áp lực.

Theo nhiều nghiên cứu, các vấn đề về việc làm như lương thấp, làm việc quá sức, điều kiện làm việc nghèo nàn,… là một trong số những nguyên nhân gây căng thẳng trong công việc.

Các nguyên nhân gây căng thẳng bắt nguồn từ công việc

Nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu khẳng định rằng, người lao động không có nhiều cơ hội để tập thể dục và làm những việc mình thích, dẫn tới giảm năng suất làm việc và gây căng thẳng. Và cũng vì những suy nghĩ về tiền lương, đảm bảo cuộc sống hàng ngày cũng khiến rất nhiều người mắc phải căn bệnh căng thẳng nghiêm trọng.

Cùng lúc, cũng có nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy không chỉ có những thay đổi tiêu cực của công việc, tiền lương, cuộc sống mới gây ra căng thẳng, mà những thay đổi như chuyển chỗ ở, mang thai, sinh con, kết hôn, hoặc một mối quan hệ mới dẫn đến sự thiếu ổn định cũng khiến bạn trở nên căng thẳng.

Và đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, khi ai cũng cố gắng hòa nhập, theo kịp bước tiến công nghệ với các thiết bị thông minh cũng sẽ gây ra những căng thẳng không mong muốn. Đặc biệt đối với dân văn phòng khi áp lực công việc và sống trong môi trường quá nhiều bức xạ điện từ đặc biệt là sóng wifi, sóng điện thoại gây ảnh hưởng trực tiếp đến não.

Căng thẳng từ thiết bị thông minh?

Theo một cuộc khảo sát gần đây nhất của Hiệp hội tâm lý Mỹ (APA), cứ 5 người lớn thì có 4 trường hợp cho biết họ kiểm tra email, tin nhắn và mạng xã hội liên tục hoặc thường xuyên. Và họ gọi hiện tượng này là chứng “kiểm tra liên tục”. Những thói quen này sẽ tạo ra các rủi ro về mức độ căng thẳng trong cuộc sống.

“Ngày nay, hầu như tất cả người lớn đều sở hữu ít nhất một thiết bị điện tử, đặc biệt là thiết bị di động được người dùng mang theo bên mình. Dù các thiết bị này hữu dụng nhưng việc mang theo bên mình liên tục như vậy sẽ có những tác động tiêu cực với thể chất lẫn sức khỏe tinh thần”, tiến sĩ Lynn Bufka – Phó giám đốc điều hành lĩnh vực nghiên cứu thực hành và chính sách của APA – nói.

Nguyên nhân chính gây căng thẳng từ điện thoại và thiết bị điện tử

Theo báo cáo mới công bố của APA, các nhà nghiên cứu khảo sát 3.511 người 18 tuổi và phát hiện rằng mức căng thẳng tăng cao trong số những người thường xuyên dán mắt vào các thiết bị điện tử. 

Theo thang điểm từ 1 đến 10, những người kiểm tra các thiết bị điện tử thường xuyên đã tự xếp loại mức độ căng thẳng của họ trung bình là 5,3 điểm. Còn những người ít sử dụng thiết bị điện tử hơn thì xếp họ ở mức 4,4 điểm. Riêng nhóm “nghiện công việc” thì những người thường xuyên phải xem email có mức căng thẳng ở thang điểm 6.

Khảo sát này cũng chỉ rõ rằng những người mắc thói quen “kiểm tra liên tục” bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi truyền thông xã hội. 42% trong số đó nói họ lo lắng về những ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông xã hội đối với thể chất và sức khỏe tinh thần của họ. Trong khi đó, chỉ 27% trong nhóm “không kiểm tra liên tục” bày tỏ về sự lo lắng này.

Tiến sĩ Lynn Bufka cho biết thêm việc giảm bớt thời gian sử dụng những thiết bị thông minh là một trong những cách hữu ích nhất để kiểm soát sự căng thẳng có liên quan đến việc sử dụng công nghệ.

Đa số những người tham gia cuộc khảo sát của APA đồng tình rằng việc rời xa các thiết bị điện tử sẽ là một điều tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và tinh thần, nhưng chỉ 29% trong số đó cho biết đang cố gắng thực hiện điều này. 

Tác hại của căng thẳng là gì? Có ảnh hưởng nhiều đến tâm lý?

Căng thẳng còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi có thể gây kích thích hay ức chế thần kinh, gây rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tình dục, gây trầm cảm và đặc biệt, có thể gây ra nhiều căn bệnh có hại cho sức khỏe. Và sau đó, những căn bệnh này tác động ngược lại làm căng thẳng trầm trọng hơn.

Căng thẳng là nguyên nhân gây mất ngủ chính ở người lớn tuổi

Hệ thống miễn dịch: Những người liên tục bị căng thẳng dễ bị cảm lạnh và cảm cúm thông thường hơn. Hormone căng thẳng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và cũng làm giảm khả năng đáp ứng nhanh chóng. Bạn cũng có thể thấy rằng cơ thể mất nhiều thời gian và năng lượng hơn để phục hồi khi bị bệnh.

Hệ thống sinh sản: Khi đàn ông bị căng thẳng, testosterone được sản xuất ở mức cao hơn. Nhưng điều này không kéo dài dẫn đến ham muốn bị suy giảm. Đây cũng là vì cơ thể bị căng thẳng, luôn mệt mỏi và thiếu năng lượng. Trong điều kiện nghiêm trọng hơn, điều này dẫn đến rối loạn cương dương. Đối với phụ nữ, bạn có thể trải qua những khoảng thời gian bất thường và đau đớn hơn bình thường cũng như giảm nhu cầu tình dục.

Hệ thống cơ bắp: Khi bị căng thẳng, cơ bắp của bạn bị căng cứng. Khi cơ bắp liên tục bị căng thẳng dẫn đến nhức đầu, chấn thương khớp, co thắt cơ bắp, đau lưng, đau vai hoặc đau toàn thân.

Hệ thống tiêu hóa: Căng thẳng ảnh hưởng đến việc thức ăn di chuyển trong cơ thể và có thể gây ra táo bón, tiêu chảy, nôn, đau bụng, buồn nôn… Khi bị căng thẳng, gan của bạn phải làm việc nhiều để phá vỡ nhiều đường hơn, tạo ra năng lượng mà cơ thể của bạn cần. Nếu điều này vượt qua một mức độ nhất định, bạn có thể bắt đầu bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, căng thẳng kiến bạn thở nhanh, tăng nhịp tim và tăng kích thích tố có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất dịch tiêu hóa làm tăng nguy cơ ợ nóng và chua.

Hệ tim mạch: Nhịp tim của bạn sẽ tăng cao khi bị căng thẳng, nhiều máu hơn được bơm khắp cơ thể để cung cấp đủ oxy cho các tế bào máu. Khi cơ bắp và các tế bào não đòi hỏi nhiều oxy hơn dễ dẫn đến huyết áp cao. Điều này làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Hệ hô hấp: Hormone căng thẳng gây ra sự tàn phá trong hệ thống hô hấp của bạn. Trong suốt thời gian căng thẳng, phản ứng tự nhiên của cơ thể là hít thở cảm thấy khó khăn hơn. Đối với những người mắc bệnh bệnh phổi, căng thẳng sẽ dẫn đến các vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn, lên cơn hen và khiến bệnh hen trở nên nặng hơn. Khi không khí đi qua mũi và phổi bị co thắt làm bạn khó hít thở dễ dẫn đến cơn hoảng loạn.

Hệ thần kinh trung ương: Các nghiên cứu khoa học cho thấy, căng thẳng tác động rất mạnh đến các tế bào thần kinh trung ương, các tế bị này luôn bị kích thích căng thẳng, tế bào não luôn bị thiếu oxy làm cho cơ thể luôn bị mệt mỏi, uể oải, làm việc khó tập trung, không hiệu quả, suy giảm trí nhớ, có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Sự căng thẳng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ do đó chúng ta cần phải điều tiết nó.

Làm thế nào để hạn chế căng thẳng từ việc sử dụng thiết bị thông minh

Các nhà khoa học cho rằng những người sống trong môi trường có nhiều sóng wifi có hại cho sức khỏe, ngoài ra sóng điện thoại di động đều sẽ trải qua một phản ứng vật lý cho các tần số điện từ. Chính xác các phản ứng ở đây tương tự như nhịp tim của một người đang gặp căng thẳng.

Chip WaveEX giúp giảm thiểu các nguyên nhân gây căng thẳng từ điện thoại

Chính vì vậy, cách để hạn chế tác hại của sóng điện từ chính là giảm thời gian sử dụng những thiết bị thông minh. Song, cách tốt nhất hiện là bạn cần một chip có khả năng chắn sóng bức xạ điện từ. Và con chip duy nhất có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi sự ảnh hưởng của bức xạ điện từ ở dải tần số thấp – tần số sinh học của con người, chính là WaveEX. Đây là miếng dán điện thoại tạo ra từ trường tự nhiên tương thích với tần số sinh học của cơ thể, giúp cơ thể chịu đựng được dễ dàng và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *